sự cố rơi thang máy

Sự thật về sự cố rơi thang máy: có thể bạn lầm tưởng?

Sự cố rơi thang máy luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người khi sử dụng thang máy. Tuy nhiên, liệu rơi thang máy có thật sự nguy hiểm như ta tưởng? Trong bài viết này, Thang Máy Hora sẽ giúp bạn làm sáng tỏ mọi hiểu lầm và hiểu đúng về hơn sự cố rơi thang máy để bạn an tâm khi sử dụng thiết bị này.

1. Thực hư về sự cố rơi thang máy

Thang máy bị tự do là khi cabin bị đứt cáp và lao thẳng xuống hố PIT, không có bất kỳ bộ phận an toàn nào hoạt động để dừng lại. Đây là sự cố vô cùng nghiêm trọng, nhưng xác suất xảy ra là cực kỳ hiếm và hầu như gần bằng 0.

Lý do chính là vì hầu hết thang máy hiện nay đều được lắp đặt từ nhiều sợi cáp chịu tải cực lớn. Một sợi cáp có khả năng chịu tải từ 8-10 tấn, và cabin được kéo bởi nhiều sợi cáp chứ không phải chỉ một sợi.

Sự cố thang máy rơi tự do rất hiếm khi xảy ra

Sự cố thang máy rơi tự do rất hiếm khi xảy ra

Đồng thời, thang máy còn có hệ thống thắng cơ và khống chế tốc độ để tránh trường hợp rơi tự do nếu xảy ra đứt cáp. Điều này giúp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.

2. Lầm tưởng giữa sự cố “rơi” và “trôi” thang máy

Nhiều người thường lầm tưởng rằng khi thang máy bị trôi bất ngờ thì đó là do thang máy bị rơi. Thực tế, hiện tượng trôi thang máy không phải là tình trạng rơi tự do mà là tình huống khi cabin di chuyển chậm từ từ và dừng lại khi gặp sự cố nhỏ hoặc trục trặc kỹ thuật nhẹ.

Hiện tượng trôi thường do bộ phận kiểm soát tốc độ hoặc hệ thống phanh có vấn đề, dẫn đến cabin mất khả năng giữ đúng vị trí trong thời gian ngắn. Khi gặp tình huống này, bộ phận thắng cơ và các hệ thống bảo vệ sẽ kích hoạt, giữ an toàn cho người trong cabin.

3. Nguyên nhân có thể dẫn đến sự cố rơi thang máy

Để tránh những sự cố không mong muốn, Thang Máy Hora sẽ giúp bạn tìm hiểu các nguyên nhân phổ biến khiến thang máy gặp sự cố.

3.1. Thang máy đã sử dụng qua thời gian dài

Các loại thang máy cũ, lắp đặt lâu năm thường dễ gặp sự cố vì linh kiện đã xuống cấp. Những loại thang này cần được kiểm tra và bảo trì thường xuyên hơn để đảm bảo không xảy ra trục trặc nguy hiểm.

Thang máy cũ đã qua thời gian sử dụng lâu dài

Thang máy cũ đã qua thời gian sử dụng lâu dài

Xem thêm: DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CẦN SỬA CHỮA THANG MÁY

3.2. Thiếu bảo trì, bảo dưỡng định kỳ

Bảo trì và bảo dưỡng là yếu tố cực kỳ quan trọng giúp phát hiện sớm các lỗi kỹ thuật, đặc biệt là những lỗi liên quan đến bộ phận điều khiển, cáp tải và phanh. Những hệ thống không được kiểm tra định kỳ sẽ dễ xảy ra sự cố.

3.3. Linh kiện kém chất lượng hoặc không phù hợp

Việc sử dụng các linh kiện kém chất lượng hoặc không đồng bộ có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống thang máy.

Một linh kiện không đạt chuẩn hoặc không được thay thế đúng cách sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động, gây hư hỏng và làm tăng nguy cơ gây sự cố rơi thang máy.

3.4. Sử dụng thang máy không đúng cách

Thói quen sử dụng thang máy không đúng cách như cố gắng giữ cửa cabin, nhảy nhót hoặc vận chuyển quá tải cũng là nguyên nhân phổ biến gây sự cố.

Sử dụng thang máy quá tải

Sử dụng thang máy quá tải

Vì vậy, Thang Máy Hora khuyến khích người dùng tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng thang máy để hạn chế tối đa các tình huống nguy hiểm.

4. Chia sẻ các kỹ năng ứng phó với sự cố thang máy

Khi gặp sự cố trong thang máy, điều quan trọng là giữ bình tĩnh và tuân thủ một số nguyên tắc để đảm bảo an toàn. Sau đây là những kỹ năng ứng phó bạn nên nắm rõ để xử lý tình huống tốt nhất.

4.1. Cố gắng giữ bình tĩnh

Khi thang máy gặp sự cố, điều quan trọng nhất là phải giữ bình tĩnh. Cố gắng hít thở sâu, trấn tĩnh và không hoảng loạn. Việc giữ tinh thần ổn định sẽ giúp bạn xử lý tình huống hiệu quả hơn.

4.2. Bấm tất cả các nút gọi tầng

Nếu bạn cảm thấy thang có dấu hiệu trục trặc, hãy bấm tất cả các nút gọi tầng để kích hoạt hệ thống khẩn cấp.

Bấm tất cả các nút gọi tầng khi gặp sự cố thang máy

Bấm tất cả các nút gọi tầng khi gặp sự cố thang máy

Hành động này có thể giúp thang máy dừng lại, tránh bị trôi hoặc rơi thêm. Sau đó, nhấn nút báo động để yêu cầu sự trợ giúp từ bên ngoài.

4.3. Đảm bảo không khí trong cabin

Trong trường hợp thang máy gặp sự cố và cabin bị khóa kín, hãy yên tâm rằng các loại thang máy hiện đại đều có hệ thống thông gió để đảm bảo không gian trong cabin luôn có đủ không khí.

Nếu cảm thấy bí, bạn có thể dùng chìa khóa hoặc vật dụng nhỏ để cạy một phần kẽ cửa, giúp không khí lưu thông tốt hơn.

4.4. Lựa chọn tư thế đứng phù hợp

Nếu gặp tình huống thang máy trôi nhanh hay “rơi” chậm, hãy áp lưng vào vách cabin, nắm tay vịn và đứng thăng bằng để tránh bị chấn thương khi thang máy dừng đột ngột.

5. Thực hiện bảo trì/ bảo dưỡng định kỳ nhằm ngăn chặn sự cố rơi thang máy

Bảo trì thang máy định kỳ giúp kéo dài tuổi thọ và đảm bảo an toàn khi sử dụng. Vì vậy, gia chủ cần thực hiện bảo dưỡng thang máy theo định kỳ để phát hiện sớm các lỗi kỹ thuật. Quy trình bảo trì bao gồm kiểm tra toàn bộ hệ thống điều khiển, cáp tải, phanh, và các linh kiện khác.

Hiện nay, Thang Máy Hora đang cung cấp dịch vụ bảo trì thang máy chuyên nghiệp cho cả thang máy gia đình và công trình lớn. Với đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm và tay nghề cao, chúng tôi cam kết mang đến giải pháp thang máy an toàn, tiện nghi cho mọi nhà.

Xem thêm: CÁCH LỰA CHỌN DỊCH VỤ BẢO TRÌ SỬA CHỮA THANG MÁY

Qua bài viết này, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về sự cố rơi thang máy và những lầm tưởng xoay quanh vấn đề này. Qua đó, việc bảo trì thường xuyên và sử dụng thang máy đúng cách là cách tốt nhất để phòng tránh các sự cố không mong muốn.

Xem thêm các bài viết liên quan bên dưới:

Yêu cầu tư vấn