Trước khi lắp đặt thang máy gia đình, bạn cần phải biết những điều quan trọng như vị trí lắp đặt thang máy, thông số kỹ thuật, chi phí lắp đặt, quy trình lắp đặt,… bởi điều này quyết định rất lớn đến chất lượng và độ an toàn công trình. Cụ thể, chi tiết về từng điều cần biết trước khi lắp đặt thang máy gia đình là gì? Hãy cùng Thang Máy Hora tìm hiểu dưới bài viết này nhé!
1. Xác định vị trí cần lắp đặt của thang máy gia đình
Vị trí là tiêu chí đầu tiên khi xem xét lắp đặt thang máy trong các tòa nhà, dân cư. Gia chủ có thể cân nhắc lắp đặt thang máy bên trong nhà hoặc ngoài trời tùy theo điều kiện thực tế như sau:
- Vị trí ngoài trời: Thang máy lắp đặt ngoài trời sẽ đòi hỏi chi phí cao hơn và sẽ phải bảo trì nhiều hơn, thường dành cho những trường hợp đặc biệt như khi diện tích nhà nhỏ hoặc không còn đủ không gian trong nhà để lắp đặt.
- Vị trí trong nhà: Gia chủ có thể lắp đặt thang máy ở giữa cầu thang, ở góc nhà, ở giếng trời, cạnh cầu thang, đối diện cầu thang. Trong đó, giữa cầu thang là nơi lý tưởng nhất để lắp đặt thang máy mà vẫn tối ưu hóa không gian, là sự lựa chọn điển hình cho những ngôi nhà cải tạo, nhà mới ở Việt Nam hiện nay.
Dù được lắp đặt ở đâu thì thang máy cũng cần phải đáp ứng được tiêu chí về sự tiện lợi, phù hợp với phong thủy, nhu cầu của gia chủ và nâng cao tính thẩm mỹ cho công trình.
2. Điều cần biết về thông số kỹ thuật của thang máy gia đình trước khi lắp đặt
Hai chỉ số về thang máy mà chủ nhà cần quan tâm đó là tải trọng và công suất vận hành của chúng.
Tải trọng thang máy gia đình: Gia chủ cần căn cứ vào số lượng thành viên trong gia đình hoặc số người tối đa sử dụng thang máy trong một lần tải. Ví dụ: Từ 2 đến 4 người cần thang máy tải trọng 300kg, từ 5 đến 7 người tải trọng từ 400kg – 500kg, từ 7 đến 9 người với tải trọng 630kg.
Công suất vận hành của thang máy: Cần lựa chọn công suất sao cho phù hợp để tránh lãng phí điện năng khi nhu cầu sử dụng thấp hoặc tránh tình trạng quá tải ảnh hưởng đến chất lượng của thiết bị.
3. Điều cần biết về chi phí thang máy gia đình trước khi lắp đặt
Thông thường, chi phí lắp đặt thang máy gia đình sẽ được gắn liền với giá bán thang máy. Ngoài ra, còn có 2 khoản phí khác mà gia chủ cần phải lưu ý là phí thi công hầm hố và chi phí hoàn thiện lắp đặt.
Về xây dựng giếng thang máy, có 2 cách thực hiện: đổ cột bê tông bằng vật liệu tường gạch hoặc xây khung thép và trát bằng thạch cao, kính, gỗ,… với mức phí rơi vào khoảng 25.000.000 – 30.000.000 triệu đồng (đã bao gồm chi phí nhân lực thi công và nguyên vật liệu).
Bên cạnh đó, đối với gia chủ lựa chọn thang máy không có phòng kỹ thuật thì chi phí sẽ giảm đi đáng kể.
Lưu ý: Chi phí trên có thể sẽ thay đổi tùy theo thực tế từng dự án. Do đó, gia chủ cần liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp để xác định nhu cầu và nhận được bảng báo giá chi tiết.
4. Điều cần biết về tính năng an toàn của thang máy gia đình trước khi lắp đặt
Ngoài việc chú ý đến chi phí, gia chủ cần quan tâm hơn đến các tính năng an toàn của cửa thang máy gia đình để tránh những sự cố không mong muốn như:
- Hệ thống xử lý khi mất điện: Thang máy sẽ được lắp đặt để di chuyển đến tầng gần nhất, mở cửa và người bên trong có thể thoát ra ngoài dễ dàng.
- Hệ thống liên lạc nội bộ: Trong khoang vận chuyển cần tích hợp điện thoại cố định để người dùng gọi hỗ trợ trong trường hợp khẩn cấp.
- Độ ồn thang máy: Đây là yếu ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như chất lượng giấc ngủ của thành viên trong gia đình. Vì vậy, thang máy gia đình cần hạn chế tối đa tiếng ồn khi vận hành.
5. Điều cần biết về quy trình trước khi lắp đặt thang máy gia đình
Hiểu rõ quy trình lắp đặt thang máy gia đình, gia chủ sẽ chủ động hơn trong các hạng mục công việc. Ban đầu, quá trình lắp đặt thang máy gia đình sẽ trải qua 3 giai đoạn bao gồm:
Giai đoạn 1: Công tác chuẩn bị trước khi lắp đặt:
- Thi công giếng, hố thang máy: Cần đảm bảo phù hợp với kết cấu của thang máy và hài hòa với đặc điểm công trình.
- Bố trí địa điểm lắp đặt: Gia chủ cần đảm bảo không gian để chứa linh kiện, phụ tùng, đồng thời dọn dẹp khu vực xung quanh công trường.
- Chuẩn bị nhân lực và công cụ phù hợp: Mỗi đơn vị thi công và phương án thực hiện sẽ yêu cầu số lượng nhân sự và công cụ phù hợp.
Giai đoạn 2: Triển khai thi công và bàn giao kết quả:
- Lắp đặt cơ khí: Trình tự các bộ phận lắp đặt bao gồm ray dẫn hướng, giảm chấn, khung đối trọng, khung cabin, bộ máy và cáp nhả tải.
- Lắp đặt điện: Trình tự các phần lắp đặt bao gồm hệ thống dây động, dây điều khiển, dây cáp động lực trong trục thang máy, dây tín hiệu và hệ thống điện tổng thể.
- Kiểm tra, bàn giao an toàn: Bên cạnh đơn vị thi công, Thanh tra Nhà nước về An toàn lao động còn được ủy quyền để kiểm tra theo quy định.
Giai đoạn 3: Thực hiện các chế độ bảo trì và bảo dưỡng
- Bảo hành 1 – 2 lần/ 1 năm: Chính sách hậu mãi sẽ khác nhau tùy theo nhà cung cấp.
- Bảo trì 2 – 4 lần/năm: Đối với thang máy gia đình có thiết bị điện tử cỡ lớn, gia chủ cần chú ý tuân thủ quy trình bảo trì theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
6. Điều cần biết về các dịch vụ phụ trợ trước khi lắp đặt thang máy gia đình
Thang máy gia đình là một thiết bị điện tử phức tạp, có kích thước lớn nên quá trình lắp đặt có thể phát sinh những yêu cầu thay đổi ảnh hưởng đến kết cấu công trình và chính sách bảo trì sản phẩm sau bán hàng.
Gia chủ nên tìm hiểu và làm rõ các điều khoản của 2 dịch vụ kèm theo: thi công các hạng mục phụ trợ (hố PIT, tường bao quanh, giếng thang,…) cũng như dịch vụ bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng sau lắp đặt.
7. Điều cần biết về không gian lưu trữ vật liệu thang máy gia đình trước khi lắp đặt
Lắp đặt thang máy gia đình có thể mất từ 1 tuần cho đến vài tháng, do đó các phụ tùng, linh kiện thang máy rất cần được bảo quản sau khi vận chuyển đến công trường ở không gian sạch sẽ, khô ráo để tránh hư hỏng.
Gia chủ cần đối chiếu danh mục vật tư và kiểm tra kỹ tình trạng linh kiện để tránh những tranh chấp không đáng có với nhà cung cấp. Đồng thời, kỹ thuật viên cần có trách nhiệm sắp xếp vật tư theo thứ tự sử dụng lần đầu và lần cuối để thuận tiện khi lấy hàng và lắp đặt.
8. Điều cần biết về lựa chọn đơn vị trước khi lắp đặt thang máy gia đình
Nội dung trên chỉ là tóm tắt sơ bộ về việc lắp đặt thang máy. Trên thực tế, mỗi gia đình đều có những đặc điểm và nhu cầu khác nhau. Vì vậy, gia chủ cần lựa chọn đơn vị cung cấp giải pháp thang máy gia đình uy tín & chất lượng để đảm bảo thi công phù hợp và an toàn.
Thang máy Hora – đơn vị cung cấp giải pháp thang máy uy tín với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, lắp đặt. Với cam kết mang đến sự an toàn tuyệt đối cho người sử dụng, Hora đã trang bị cho các sản phẩm thang máy của mình những hệ thống an toàn, hiện đại bậc nhất.
Ngoài ra, Thang Máy Hora còn chú trọng đến việc bảo trì, sửa chữa thang máy định kỳ, yếu tố quan trọng giúp thang máy hoạt động ổn định và an toàn. Với đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp dịch vụ bảo trì nhanh chóng và hiệu quả.
Tìm hiểu thêm về các công trình lắp đặt của Thang Máy Hora ngay tại đây
Hãy liên hệ ngay với thang máy Hora để được tư vấn miễn phí và lựa chọn giải pháp thang máy tối ưu, an toàn và chất lượng!
Xem thêm các bài viết liên quan dưới đây: